Những phương pháp trộn bột cho bánh mì

Những phương pháp trộn bột cho bánh mì_Ảnh bìa

Nếu nói bước nào quan trọng nhất trong các công đoạn làm bánh mì thì đó chắc chắn là trộn bột và ủ bột. Trộn bột và ủ bột chính xác và đúng phương pháp sẽ khiến chiếc bánh mì khi nướng xong sẽ có kết cấu tốt nhất.

Về ủ bột, các bạn có thể tham khảo 2 phương pháp là ủ ở nhiệt độ phòng và ủ trong lò nướng thông qua bài viết Nên ủ bột bằng lò nướng hay ở nhiệt độ phòng? Còn trong bài viết này, Unitech sẽ chỉ nói về trộn bột. Unitech sẽ chỉ rõ cho các bạn ưu, nhược điểm và cách thực hiện từng phương pháp trộn bột.

Giờ thì cùng bắt đầu tìm hiểu nhé!

Những phương pháp trộn bột cho bánh mì
Những phương pháp trộn bột cho bánh mì gồm những phương pháp nào?

1. Phương pháp trộn bột trực tiếp (Straight dough)

  • Đây là phương pháp trộn tất cả các nguyên liệu cùng với nhau trong 1 khoảng thời gian. Nhiệt độ khối bột cần được kiểm soát ở 27 độ C. Khối bột sau khi nhồi sẽ được ủ đến khi thể tích khối bột tăng 1.5 – 2 lần.
  • Ưu điểm của phương pháp này là sẽ giúp bánh có mùi thơm tự nhiên và có kết cấu xốp, cấu trúc đều.
  • Nhược điểm khi sử dụng phương pháp này là độ lên men sẽ không hoàn chỉnh và khó hòa trộn men đều trong khối bột nhồi.
  • Quy trình các bước thực hiện phương pháp trộn bột trực tiếp: Trộn/nhào bột > Ủ lần 1 (30-60 phút) > Chia bột, vê bột > Cho bột nghỉ > Tạo hình > Đưa bột vào khuôn/khay > Ủ cuối / ủ chính > Nướng bánh > Làm nguội, đóng gói.
Phương pháp trộn bột trực tiếp
Phương pháp trộn bột trực tiếp là phương pháp trộn tất cả các nguyên liệu cùng với nhau trong 1 khoảng thời gian

2. Phương pháp trộn bột cái (Sponge dough)

  • Phương pháp trộn bột cái là phương pháp trộn 1 phần bột mì với men và lượng nước tương ứng, cho lên en men trước sau đó tiếp tục trộn với các nguyên liệu còn lại.
  • Ưu điểm của phương pháp này là giúp bánh có mùi thơm tự nhiên, có cấu trúc đều, xốp, mềm tự nhiên hơn. Bánh cũng có thể có thời hạn bảo quản lâu hơn khi sử dụng phương pháp trộn này.
  • Nhược điểm của phương pháp này là bạn cần chia tỷ lệ các nguyên liệu chính xác và tăng hao hụt.
  • Quy trình các bước thực hiện phương pháp trộn bột cái: Trộn bột cái > Ủ bột cái (3-6 tiếng) > Trộn lần 2 với các nguyên liệu khác > Nghỉ bột > Chia bột, vê bột > Nghỉ bột > Tạo hình > Đưa bột vào khuôn/khay > Ủ cuối / ủ chính > Nướng bánh > Làm nguội, đóng gói.
Phương pháp trộn bột cái
Phương pháp trộn bột cái trộn 1 phần bột mì với men và lượng nước tương ứng, cho lên en men trước sau đó tiếp tục trộn với các nguyên liệu còn lại

3. Phương pháp trộn bột nhanh (No time dough)

  • Phương pháp trộn bột nhanh khá giống phương pháp trộn bột trực tiếp, đó chính là đều cùng trộn tất cả nguyên liệu với nhau cùng một lúc, tuy nhiên với phương pháp trộn bột nhanh thì sẽ không có quá trình ủ lần 1. Nhiệt độ khối bột nhồi cần được kiểm soát ở 27 độ C và khối bột sau khi nhồi cần được ủ đến khi thể tích tăng 1.5 – 2 lần mới tính là đạt.
  • Ưu điểm của phương pháp này là giúp tiết kiệm thời gian và không gian làm việc, giảm lên men và giảm hao hụt.
  • Nhược điểm của phương pháp này là sẽ thiếu mùi hương lên men, thời gian bảo quản hạn chế, tỷ lệ thất bại cao.
  • Quy trình các bước thực hiện phương pháp trộn bột nhanh: Trộn/nhào bột > Nghỉ bột > Chia bột, vê bột > Cho bột nghỉ > Tạo hình > Đưa bột vào khuôn/khay > Ủ cuối / ủ chính > Nướng bánh > Làm nguội, đóng gói.
Phương pháp trộn bột nhanh
Phương pháp trộn bột nhanh trộn tất cả nguyên liệu với nhau cùng một lúc nhưng sẽ không có quá trình ủ lần 1

4. Phương pháp ủ bột qua đêm (Overnight dough)

  • Phương pháp ủ bột qua đêm là phương pháp trộn 1 phần bột mì với men và lượng nước tương ứng, cho lên men trước với thời gian ủ ít nhất là 12 giờ, sau đó tiếp tục trộn với các loại nguyên liệu còn lại. Nhiệt độ khối bột cần được kiểm soát ở mức 27 độ C và cần ủ bột cái đến khi thể tích tăng 1.5 – 2 lần mới tính là đạt.
  • Ưu điểm của phương pháp này là bánh sẽ mềm hơn và mùi hương tốt hơn, đồng thời cũng rất dễ tạo hình và bánh sau khi haofn thiện có thể bảo quản lâu hơn.
  • Nhược điểm của phương pháp này là tốn thời gian vì phải lên men 2 lần, cũng tốn trang thiết bị hơn.
  • Quy trình các bước thực hiện phương pháp ủ bột qua đêm: Trộn bột cái > Ủ bột cái (ít nhất 12 tiếng) > Trộn lần 2 với các nguyên liệu khác > Nghỉ bột > Chia bột, vê bột > Nghỉ bột > Tạo hình > Đưa bột vào khuôn/khay > Ủ cuối / ủ chính > Nướng bánh > Làm nguội, đóng gói.
Phương pháp ủ bột qua đêm
Phương pháp ủ bột qua đêm trộn 1 phần bột mì với men và lượng nước tương ứng, cho lên men trước với thời gian ủ ít nhất là 12 giờ, sau đó tiếp tục trộn với các loại nguyên liệu còn lại

5. Máy đánh trứng cầm tay Unitech – Thiết bị hỗ trợ bạn ứng dụng các phương pháp ủ bột

Nếu bạn là người yêu thích làm bánh nhưng tần suất làm bánh không nhiều thì máy đánh trứng cầm tay sẽ là thiết bị phù hợp với bạn khi cần nhồi bột. Máy đánh trứng Unitech HU-3110 và HU-1411 đều có que nhồi bột đính kèm hỗ trợ nhồi bột nhanh chóng và hiệu quả.

Cùng xem video review qua về 2 chiếc máy này!


—————–
Để mua các sản phẩm của Unitech, các bạn liên hệ trực tiếp thông qua hotline, inbox fanpage hoặc mua trực tiếp tại mall của Uni Việt Nam tại các sàn Shopee, Tiki, Lazada.
– Hotline: 19009207
– Fanpage: Unitech Việt Nam hoặc Uni Việt Nam
– Shopee: https://shopee.vn/uni_official_store
– Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/unitech-official
– Lazada: 
—————–
UNITECH – THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU CUNG CẤP THIẾT BỊ NGÀNH F&B
Showroom & Bảo hành: Tầng 2, Tòa B, Chung cư Đồng Phát Parkview Tower, KCN Vĩnh Tuy, Hoàng Mai, Hà Nội
1. Hotline: 19009207 – 0967262836
2. Email: info@univietnam.com.vn
3. Website: unitechvietnam.vn – univietnam.vn

TÌM KIẾM
Tin mới nhất
THEO DÕI CHÚNG TÔI
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Avatar

Uni Việt Nam Business

Dịch vụ khác

Hồ sơ kinh doanh

Uni Việt Nam là thương hiệu chuyên cung cấp các thiết bị pha chế và dụng cụ ngành bánh. Các thương hiệu con của Uni Việt Nam bao gồm: Unibaker, Unibar, Uniblend và Unitech.
QR-Code
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại